Kinh nghiệm affiliate: Đưa ra quyết định Không cảm xúc

Cập nhật: 24/09/2023
Danh mục: Affiliate
a 29

Một vài năm trước, tôi đã học được một phương pháp tư duy rất tuyệt vời từ Brian Tracy.

Tôi gọi nó là Quyết định không cảm xúc.

Đa số quyết định trong đời của bạn là sai. Đó là cách cuộc sống vận hành. Chúng ta hành động, chúng ta mắc sai lầm, chúng ta sửa sai và tiếp tục tiến lên phía trước.

Quyết định dựa trên lý trí, không phải cảm xúc

Câu hỏi là, làm sao bạn biết được rằng mình vừa mắc sai lầm? Thật không may, có một yếu tố gọi là “cảm xúc” – nó có thể che mờ chí tuệ, làm giảm khả năng phán đoán của chúng ta.

Bạn sẽ không thể biết rằng bạn đã làm sai, cho tới một thời gian rất lâu sau, thì bạn mới hiểu được.

Ngay cả khi bạn biết rằng bạn sai, thì những cảm xúc sẽ làm mọi việc khó hơn rất nhiều. Bạn có thể chia sẻ với bạn bè của mình những lời khuyên tuyệt vời, nhưng khi chính bạn phải đưa ra những quyết định trong cuộc sống, thì bạn lại thấy rằng điều đó không hề dễ.

Và đó là khi bạn cần dùng phương pháp Quyết định không cảm xúc.

Tức là “Nếu bạn biết con đường phía trước là sai, liệu bạn có tiếp tục đi con đường đó, hay là tìm đường khác?”

Đương nhiên là phải tìm đường khác. Tránh xa con đường sai lầm nhanh nhất có thể.

Dưới đây, tôi sẽ nêu ra một số ví dụ để giúp bạn hình dung.

Xử lý mối quan hệ

Một người bạn của tôi đang ở giai đoạn “muốn cưới vợ”.

Anh ấy đã sắp 30 tuổi, và có một cô bạn gái, đã quen nhau hơn 2 năm. Hai người đang rất áp lực vì họ muốn kết hôn, nhưng lại không chắc bản thân đã sẵn sàng lập gia đình chưa.

Nếu anh ấy hỏi lời khuyên từ tôi, thì tôi sẽ bảo là nên dùng tư duy Quyết định không cảm xúc. 

Hãy tự hỏi bản thân: Nếu được phép quay ngược thời gian, quay lại thời điểm hai người mới gặp nhau, bạn đã biết trước mối quan hệ sẽ diễn ra như thế nào, thì bạn có muốn xây dựng mối quan hệ một lần nữa hay không?

Tôi không bảo là nên kết thúc mối quan hệ. Ý của tôi là cần nghĩ sâu hơn.

Giao tiếp với nhân viên

Nếu bạn là một người điều hành công ty, thì sớm hay muộn bạn cũng thuê phải anh nhân viên kém chất lượng. Không có ai hoàn hảo 100%.

Vậy làm sao biết được, khi nào thì nên cho một nhân viên phải nghỉ việc?

Hãy loại bỏ yếu tố cảm xúc, bằng cách tưởng tượng người nhân viên này không phải đang làm việc cho bạn. Tưởng tượng bạn là một người đứng ngoài đang xem xét tình trạng công ty.

Đứng ở lập trường đó, bạn hãy nghĩ xem anh ấy có phù hợp với công ty không, các nhiệm vụ mà anh ấy đã hoàn thành trong quá khứ thì như thế nào. 

Nếu bạn được quay ngược thời gian, trở về quá khứ, và đây là lần đầu bạn gặp anh ấy, nhưng bạn lại biết trước những điều sẽ diễn ra, thì bạn có muốn thuê anh ta một lần nữa hay không?

Nếu câu trả lời là không, thì đây là lúc bạn nên để họ rời đi.

Điều đó vẫn hay xảy ra. Có thể trong quá khứ, họ từng là những nhân viên tuyệt vời, nhưng bây giờ họ không bắt kịp với sự phát triển của công ty. Hoặc có thể họ đã lười biếng trong vài tháng qua.

Tôi đã từng sa thải nhân viên, và điều đó không hề dễ dàng. Nói thật với bạn, càng làm thì càng cảm thấy không dễ.

Tư duy tối giản

Năm mới sắp đến, và trong nhà tôi có quá nhiều đồ vật chật trội (chắc là tại Amazon đây mà). Khi bạn là người yêu thích thiết bị và công nghệ, thì thật khó để trở thành người tối giản.

Nhiều đồ dùng không dùng đến, căn nhà thì chật chội. 

Vứt hết nhé… không được, tôi phải tốn tiền để mua chúng mà, hay là vì tôi có những “cảm xúc” đối với chúng.

Vậy là tôi áp dụng tư duy quyết định không cảm xúc, tôi sẽ tự hỏi “nếu tôi biết trước sẽ có ngày phải đưa ra quyết định khó khăn này, thì tôi sẽ mua đồ vật này một lần nữa hay không?”.

Tôi đến tủ quần áo và tự hỏi điều này đối với từng bộ quần áo đã mua. Nếu bạn không muốn mua chúng lần nữa, thì hãy khuyên góp cho tổ chức từ thiện.

Thế là căn nhà sẽ gọn gàng hơn, sạch sẽ hơn. Và những người gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ đỡ tốn tiền mua quần áo.

Quyết định không cảm xúc trong kinh doanh

Một người bạn của tôi đã thiết kế một ứng dụng iPhone.

Anh ấy đổ vào cả đống tiền, và dành hơn nửa năm để phát triển ứng dụng. Nhưng nó vẫn chưa hoàn thiện, và chưa được tung ra thị trường.

Và một cơ hội công việc mới xuất hiện, cơ hội này rất tiềm năng.

Thế là anh ta phải đưa ra quyết định khó khăn. Nên tiếp tục hoàn thiện cái ứng dụng iPhone, hay là nắm lấy cơ hội công việc mới, với những cơ hội mới.

Sâu thẳm trong thâm tâm, anh ấy biết rõ là nên bỏ cái ứng dụng iPhone, vì làm cả nửa năm rồi mà vẫn chưa nên cơm cháo. Nhưng mà anh ấy không để bỏ được, vì đã dành quá nhiều thời gian, tiền bạc cho dự án này – nó như là một đứa con tinh thần vậy. Nếu bỏ thì khó chịu lắm.

Tôi bảo anh ta áp dụng phương pháp tư duy không cảm xúc. Hãy nghĩ thử: “bạn đã dành hết sức lực, tiền bạc để phát triển ứng dụng này. Nếu có thể quay ngược thời gian, trở về quá khứ, liệu bạn có tiếp tục làm hay không?”.

Anh ấy bảo là Không. Rồi xoá cái ứng dụng, theo đuổi công việc mới.

Có phải anh ấy là người bỏ cuộc, người thua cuộc không? Không phải đâu. Đôi khi, bỏ cuộc lại là quyết định đúng. Bây giờ thì anh ấy không phải lo nghĩ về ứng dụng iPhone nữa, công việc mới đã đem lại dòng tiền đều đều, thỉnh thoảng anh bạn này dành thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu ứng dụng khác.

Khi bạn dừng một dự án thất bại, thì bạn không phải kẻ thua cuộc. Bạn chỉ thua cuộc khi bạn từ bỏ giấc mơ của mình.

Dự kiến chi phí chìm

Nếu bạn nghiên cứu về tâm lý học, bạn sẽ thấy rằng tư duy quyết định không cảm xúc còn có thể gọi là “dự kiến chi phí chìm”.

Chi phí chìm có nghĩa là bạn bỏ chi phí ra để đầu tư, nhưng bạn sẽ không thể thu lại vốn. Nếu bạn không bỏ nó nhanh, thì càng làm càng dở, nó sẽ ảnh hưởng tới những quyết định trong tương lai.

Tôi từng sống ở Vietnam vào năm ngoái, khi đó tôi có mua những vé khách sạn ở Bangkok, đó là những vé “không hoàn tiền”.

Hôm đó tôi đã sẵn sàng cho chuyến bay, nhưng tôi lại bị ốm. Tôi muốn ép bản thân phải bước đi, mặc kệ sự mệt mỏi, bởi vì tôi đã bỏ ra $600 để mua vé khách sạn. Nếu không đi thì là lãng phí tiền. $600 sẽ ra đi và tôi sẽ không thế lấy lại – đó chính là một “chi phí chìm”.

Thế là tôi phải đưa ra quyết định. Tôi đang ốm và rất mệt, có nên đi Bangkok không?

Và thế là tôi đã không đi, ở lại Việt Nam để chữa bệnh, chứ cố gắng sang Bangkok thì bệnh lại nặng hơn. Đành phải bỏ $600.

Đó cũng là lý do mà nhiều người chơi đánh bài rất tệ. Họ thua vài ván và mất tiền, thì hay vì dựa theo lý trí, dứt khoát đứng lên không chơi nữa, thì họ lại bị cảm xúc lôi kéo, cố gắng tiếp tục để “lấy lại tiền”. Nhưng càng chơi càng mất.

Tỏng kết: Vận dụng tư duy quyết định không cảm xúc

Đừng để bị ràng buộc bởi các quyết định trong quá khứ. Cuộc sống luôn thay đổi. Bạn trở nên thông minh hơn, trưởng thành hơn, thông thái hơn.

Và bạn nhận ra rằng bản thân đã mắc sai lầm.

Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong tương lai.

Bài viết liên quan:

Nhận xét của bạn:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}